Xuất khẩu cà phê có về đích 4 tỷ USD trong năm 2022?

09:58 | 06/08/2022
Đối diện với nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ chậm, liệu xuất khẩu cà phê có về đích 4 tỷ USD trong năm 2022?

Xuất khẩu cà phê giảm cả về lượng và giá trị

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 7/2022 đạt 125 nghìn tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9,0% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 6/2022. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 6/2022.

xuất khẩu cà phê chế biến năm 2021 đạt 569,46 triệu USD, tăng 2,9% so với năm 2020

Xuất khẩu cà phê có về đích 4 tỷ USD trong năm 2022?

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do chính sách ‘zero Covid’ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021/2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê Robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021.

Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraina chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.

Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê thế giới cũng dự báo ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn, do suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ chậm.

Theo Reuters, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu và tạo ra thặng dư trong niên vụ 2022/2023. Tiêu thụ cà phê của Nga được dự đoán sẽ giảm gần 1 triệu bao; Ukraina giảm khoảng 400.000 bao.

Rabobank dự báo nhu cầu cà phê của Nga sẽ giảm 25% và Ukcraina giảm 50%. Rabobank dự đoán sẽ có sự chuyển dịch trong cán cân cung ứng từ mức thâm hụt 5,1 triệu bao trong niên vụ 2021/22 sang thặng dư 1,7 triệu bao vào năm 2022/2023.

Lực đỡ từ các thị trường khó tính và sản phẩm chế biến sâu

Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Âu và châu Á giảm so với quý I/2022, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng 33,2%; châu Đại Dương tăng 12,1%; châu Phi tăng 11%. So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê sang tất cả các châu lục tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang châu Đại Dương tăng cao nhất (tăng 134,6%); châu Á thấp nhất (tăng 8,2%).

Theo Cục Xuất nhập khẩu, ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi nhờ nhu cầu nhập khẩu từ các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng. Điều kiện làm việc thay đổi do tác động của dịch bệnh, cùng với việc nâng cao mức sống, được dự đoán là sẽ thúc đẩy nhu cầu trên thị trường toàn cầu.

Theo đó, nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bắc Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu là những nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất.

Trang https://www.verifiedmarketresearch. com cho biết, quy mô thị trường cà phê thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng trong vài năm gần đây và dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, bình quân 6,74% trong giai đoạn 2020 – 2027. Nhờ lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường của phê Hoa Kỳ. Dân số trẻ cùng với nhu cầu gia tăng, và sự ra đời của các chuỗi quán cà phê phù hợp với mức chi tiêu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ là yếu tố làm tăng tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê này.

Đức là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất châu Âu. Ngành công nghiệp rang cà phê của Đức rất lớn, phục vụ cả thị trường Liên minh châu Âu và thị trường xuất khẩu khác. Dự kiến thị trường cà phê Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,09% trong giai đoạn 2022 – 2027.

Còn tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - thông tin, trong khi các thị trường khác chủ yếu nhập khẩu cà phê nhân, thô thì Trung Quốc lại có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến sâu. Do đó, doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào phân khúc này để nâng cao giá trị gia tăng.

Ông Tôn Chính - Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề cà phê Trùng Khánh - cho biết, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Chính vì vậy, tiềm năng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Trung Quốc còn rất lớn. Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc không ngại khám phá những lối sống mới cũng là một đặc điểm thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến sâu tại thị trường này.

Để chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, các chuyên gia khuyên nghị, doanh nghiệp Việt nên chú trọng phân loại cà phê theo các cấp độ giúp giảm tải các chi phí vận chuyển và tăng giá trị lợi nhuận, khẳng định được thương hiệu. Bên cạnh đó, phải xây dựng mạng lưới phân phối từ đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa hay bán hàng bằng hình thức livestream.

Trong khi đó, nhận định về kim ngạch xuất khẩu cà phê trong cả năm nay, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho hay, nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao như nửa đầu năm, thì cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Việc áp mức thuế cao có thể ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn có thể là tin tốt với những lợi ích dài hạn của việc xây dựng..
15:57 | 09/04/2025
Trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa V..
09:24 | 04/04/2025
Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về..
08:55 | 04/04/2025
Hiện nay, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh và đứng thứ 2 tại châu Mỹ, sau Hoa Kỳ.
09:47 | 31/03/2025
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 4,1..
09:35 | 30/03/2025
Những tháng đầu năm 2025 chứng kiến một cột mốc đáng chú ý của ngành cà phê Việt Nam khi giá xuất khẩu liên tục lập kỷ lục, đạt hơn 5.800 USD/tấn – mứ..
09:17 | 29/03/2025
Năm 2025, do tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến đổi, phòng vệ thương mại được dự báo tiếp tục gia tăng, mức độ phức tạp và quy mô củ..
09:01 | 27/03/2025
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 1,23 triệu tấn, tương đương gần 674,76 triệu USD, giá tru..
08:42 | 26/03/2025
Theo số liệu của Cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2025, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Singapore đạt 1,76 tỉ USD, tăng 20,6% so ..
09:20 | 25/03/2025
Các nền kinh tế công nghiệp hóa có thu nhập trung bình đang chứng kiến các chính sách ''Sản xuất tại Trung Quốc 2025'' làm thay đổi mô hình sản xuất v..
10:03 | 23/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

 Tel: (024) 39195195 * Fax: (024) 39196196 

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up