Đất đai để lãng phí, sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương

00:26 | 25/03/2022
Qua báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn giám sát thấy rằng, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế. Đáng chú ý, số lượng, diện tích đất đai chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương.

Báo cáo của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm

Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 9, chiều ngày 24/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch giám sát chi tiết số 06/KH-ĐGS ngày 30/9/2021. Căn cứ Kế hoạch chi tiết, Đoàn giám sát ban hành các công văn gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; Quyết định phân công nhiệm vụ đối với thành viên Đoàn giám sát và có công văn đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của UBTVQH phối hợp trong triển khai hoạt động giám sát. Thành viên Đoàn giám sát đã nghiên cứu, có ý kiến các báo cáo của các bộ, ngành, địa phương.

Ngày 3/3/2022, Đoàn giám sát tiếp tục có các công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương yêu cầu gửi báo cáo và bổ sung nội dung, thông tin, số liệu còn thiếu; gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung giám sát các nội dung theo yêu cầu và gửi báo cáo đúng thời gian quy định. Đoàn giám sát cũng đã báo cáo Chủ tịch Quốc hội các kết quả bước đầu và kế hoạch triển khai tiếp theo của Đoàn giám sát tại 02 cuộc họp.

Mặc dù vậy, báo cáo của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm so với quy định. Chất lượng báo cáo không đảm bảo yêu cầu, nội dung nhiều báo cáo rất sơ sài. Nội dung báo cáo của các bộ, ngành, địa phương chủ yếu phản ảnh tình hình, kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế chỉ nêu nhận định chung chung, không cụ thể các nội dung chưa triển khai, triển khai chậm, các hành vi vi phạm gây lãng phí, thất thoát.

“Đoàn giám sát thấy rằng, trong giai đoạn 2016-2021 các chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và 5 năm của các bộ, ngành, địa phương cơ bản đều chậm. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và ban hành chương trình” - bà Nguyễn Thị Phú Hà nêu.

Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên còn nhiều tồn tại, bất cập

Về tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng lĩnh vực, bà Nguyễn Thị Phú Hà cho hay, công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2016-2021 có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Tuy nhiên, qua báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Đoàn giám sát thấy rằng, cân đối tài chính vĩ mô, cân đối NSNN chưa thật sự bền vững; cơ cấu lại chi NSNN chưa 3 đạt yêu cầu đề ra; vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và vi phạm trong công tác lập, thẩm định, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN (bao gồm kế hoạch đầu tư công) hằng năm và 5 năm.

Về quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác, báo cáo của Chính phủ chưa báo cáo cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác theo quy định. Đoàn giám sát thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác còn nhiều tồn tại, hạn chế tất cả các khâu từ lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án đến tổ chức triển khai thực hiện,… dẫn đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác chưa hiệu quả, một số dự án thua lỗ lớn, gây thất thoát, mất vốn, tài sản nhà nước.

Đặc biệt, về quản lý tài sản nhà nước, theo báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2016- 2021 pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công dần được hoàn thiện; cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục được cập nhật vận hành có hiệu quả; đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng cơ bản chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, qua xem xét báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Đoàn giám sát thấy rằng, trong quản lý, sử dụng tài sản công vẫn còn tình trạng mua sắm và sử dụng tài sản công không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; việc xử lý, sắp xếp các trụ sở nhiều cơ quan, đơn vị chưa hiệu quả; việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các bộ, ngành, địa phương và khối doanh nghiệp nhà nước còn chậm;…

Về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, theo báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, qua báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn giám sát thấy rằng, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế.

Cụ thể như: Số lượng, diện tích đất đai chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương; việc thu hồi các dự án không triển khai thực hiện, chậm tiến độ còn rất chậm; năng lực khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế, công nghệ chậm được đổi mới.

Việc phối hợp giữa các chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản chưa tốt, còn hiện tượng cát cứ và thiếu đồng bộ, liên thông giữa các vùng, miền, địa phương, làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên. Tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn nước ngầm quá mức gây lãng phí và hủy hoại môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Ngoài ra, quản lý, khai thác, sử dụng kho số điện thoại, tài nguyên Internet, băng tần, kho biển số xe ô tô, xe máy chưa đạt được hiệu quả đề ra.

Cho ý kiến tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị làm rõ tình trạng vẫn còn Bộ, ngành, địa phương chưa có báo cáo; cần có chế tài cần thiết để đảm bảo tính nghiêm túc, lập lại kỷ cương trong hoạt động giám sát của Quốc hội; phát huy tối đa sức mạnh của truyền thông trong giám sát; đảm bảo báo cáo phải bám sát đề cương, số liệu chính xác, minh bạch…

Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, cần tập trung giám sát những vấn đề nóng, dư luận quan tâm, những vấn đề điểm nghẽn, nút thắt, bài toán khó chưa có lời giải về việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa hiệu quả, chậm tiến độ.

Quỳnh Nga

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, đơn ..
11:40 | 23/04/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm..
11:27 | 23/04/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 543/QĐ-BTTTT đình chỉ giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng (lần 2) với 49 ..
10:51 | 23/04/2024
Theo Sở Y tế TP.HCM, Viện Thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center vừa núp bóng phòng khám da liễu vừa lấy địa chỉ các bệnh viện khác ''biến'' thành cơ sở củ..
10:38 | 23/04/2024
Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứn..
09:52 | 23/04/2024
Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc..
10:06 | 22/04/2024
Bị UBND huyện Nhà Bè cưỡng chế thu hồi 3.000m2 đất nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Sáu khởi kiện vì cho rằng mức bồi thường 25.000 đồng/m2 chưa thoả đáng.
07:33 | 22/04/2024
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với ..
09:57 | 21/04/2024
Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Trần Hữu Đạt (sinh năm 1991; ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra..
09:55 | 21/04/2024
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra thông báo về việc xử phạt Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom) vì..
09:54 | 21/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up