Thái Nguyên: ''Làn gió mới'' từ sản phẩm OCOP

06:14 | 27/06/2022
Thông qua các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của nông dân, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đã được phát huy. Qua đó, góp phần tích cực hoàn thành một số tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Khách hàng mua sắm tại gian hàng trưng bày sản phẩm của các HTX tỉnh Thái Nguyên trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến thương mại các HTX Coop-Expo 2022, diễn ra từ ngày 8-13/6 tại Vinhomes Royal City (Hà Nội). Ảnh: Ánh Ngọc

Tỉnh Thái Nguyên có sản phẩm chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên) và miến của HTX miến Việt Cường (xã Hoá Thượng, Đồng Hỷ) được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Để có được kết quả này, theo Giám đốc HTX miến Việt Cường Nguyễn Văn Ba: Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, những năm qua, Ban lãnh đạo HTX đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất. HTX đã đầu tư 26 tỷ đồng mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất theo hướng tự động hoá để không phụ thuốc vào thời tiết, tăng năng suất, giảm lao động thủ công. Chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và đầu tư mẫu mã, bao bì sản phẩm. Nhờ vậy, miến Việt Cường được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao, được người tiêu dùng tín nhiệm, doanh thu hằng năm của HTX trung bình đạt 30 tỷ đồng. Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá bằng nhiều hình thức, đến nay, miến Việt Cường được bày bán ở nhiều siêu thị lớn trong toàn quốc, bước đầu xuất khẩu sang Thái Lan và nhiều nước châu Âu.

Một ví dụ tiêu biểu khác là “Tứ đại danh trà Thái Nguyên” - Khe Cốc, ở xã Tức Tranh (Phú Lương) từng nổi tiếng một thời, nhưng do phát triển manh mún, mạnh ai nấy làm, sản phẩm đóng gói sơ sài nên có một khoảng thời gian bị người tiêu dùng "ngó lơ". Phải đến khi thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm, thương hiệu chè Khe Cốc mới dần tìm lại chỗ đứng trên thị trường, được người sành trà ưa thích. Đặc biệt, gần đây, gần đây HTX chè an toàn Khe Cốc và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Quốc tế Ngọc Châu Foods (Hà Nội) đã ký kết hợp đồng xuất khẩu chè sang thị trường Cộng Hòa Séc.

Thời gian qua, thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Thái Nguyên và các huyện, thành phố đều có chính sách hỗ trợ cụ thể về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, giới thiệu, bán sản phẩm, thưởng cho các sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên... Những chính sách này được coi như "làn gió mới" thôi thúc các chủ thể sản xuất như nông dân, HTX, doanh nghiệp phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, tăng cường ứng dụng kỹ thuật trong canh tác, chế biến, bảo quản nông sản. Đến nay, Thái Nguyên có 129 sản phẩm OCOP, trong đó có hai sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 73 sản phẩn 4 sao, còn lại là 3 sao của 49 chủ thể là HTX, 11 chủ thể là doanh nghiệp, 3 chủ thể là tổ hợp tác, 3 chủ thể là cơ sở sản xuất - kinh doanh.

Phó Chánh Văn phòng Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh - ông Trần Nho Hưởng đánh giá: Không chạy theo số lượng, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành tiêu chuẩn riêng là sản phẩm đạt OCOP như: Phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm... Từ đó, nhận thức của các chủ thể, nhất là nông dân về chất lượng sản phẩm OCOP được coi trọng, người tiêu dùng tín nhiệm, giá trị gia tăng của sản phẩm được nâng lên, thúc đẩy liên kết sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, củng cố, phát triển HTX ở nông thôn.

Theo tính toán, các sản phẩm OCOP đã tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 110 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích chè đạt 750 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt 350 triệu đồng/ha/năm. Năm 2021, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đạt 14,6 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 4%, góp phần đưa gần 80% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, có một thực tế tại Thái Nguyên là số lượng các sản phẩm ngoài chè đạt tiêu chuẩn OCOP còn ít, chủ yếu là sản phẩm truyền thống, chưa được chế biến sâu để có giá trị gia tăng cao hơn, xuất khẩu còn hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh, tiềm năng của các tiểu vùng (như dược liệu, dịch vụ, du lịch); thu hút đầu tư, khuyến khích các chủ thể chế biến sâu sản phẩm, nhất là sản phẩm từ chè, cây ăn quả để tiêu thụ mạnh trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm.

Xuân Hải - Thế Bình

Nguồn Báo Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Năm 2024 nguồn cung gạo trên thị..
14:46 | 20/04/2024
Đã từ lâu, Mận là loại cây nông sản có giá trị kinh tế của bà con vùng núi đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, với đặc tính mùa vụ ngắn, sản lượn..
14:39 | 20/04/2024
Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu..
10:20 | 20/04/2024
Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
09:20 | 20/04/2024
Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
07:31 | 19/04/2024
Trong tháng 3/2024 xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc chiếm gần 88% sản..
00:21 | 19/04/2024
Xây dựng thương hiệu nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu: Tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ : Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương h..
10:07 | 18/04/2024
Xây dựng thương hiệu nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu: Tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ - Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: do..
08:48 | 17/04/2024
Xây dựng thương hiệu nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu: Tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ - Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong ..
08:44 | 17/04/2024
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô..
08:38 | 16/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up